Cây thảo mộc luôn là gia vị nấu nướng hàng ngày cho món ăn ngon. Những loại cây thơm đa năng này cũng có khả năng làm dịu tâm trạng của con người, giúp chữa bệnh và thậm chí làm cho ngôi nhà có mùi thơm tuyệt vời.

Thật dễ dàng cũng không quá tốn kém để tự mình trồng những loại cây hữu ích và xinh đẹp này ngay trong nhà. Giống như bất kỳ nhóm thực vật nào, các loại thảo mộc cũng có những cách chăm sóc khác nhau, nhưng hầu hết, không quá khó khăn để trồng chúng. Cho dù bạn muốn trồng các loại thảo mộc trong nhà vào mùa đông hay có một khu vườn thảo mộc nhỏ ở bệ cửa sổ quanh năm, những mẹo dưới đây sẽ giúp bạn bắt đầu trồng cây đúng cách và giữ cho chúng được phát triển tốt.

Các loại thảo mộc tốt nhất để trồng trong nhà

Thoạt đầu, bạn có thể muốn bắt tay vào trồng nhiều loại thảo mộc khác nhau. Tuy nhiên, sẽ có nhiều khả năng thành công hơn nếu bạn chỉ tập trung vào một số ít loại cây mà nhu cầu của gia đình sẽ sử dụng thường xuyên. Húng quế, hẹ, rau mùi (ngò), bạc hà, oregano, mùi tây, hương thảo và cỏ xạ hương là những loại thảo mộc dễ trồng nhất trong nhà.

Mẹo trồng các loại thảo mộc trong nhà

Khi đã quyết định được sẽ trồng loại thảo mộc nào trong nhà, bạn cần suy nghĩ tới việc cung cấp lượng ánh sáng, nước và có những cách chăm sóc phù hợp để giúp cây phát triển tốt.

Ánh sáng

Ngoài vườn, các loại thảo mộc sẽ phát triển tốt nhất dưới ánh nắng đầy đủ. Để trồng các loại thảo mộc trong nhà, hãy đặt chúng bên bệ cửa sổ nhiều nắng nhất có thể. Cửa sổ hướng Nam hoặc Tây Nam sẽ thường đón được ánh sáng mặt trời trực tiếp tốt nhất. Hoặc bạn cũng có thể bổ sung ánh sáng bằng đèn Led trồng cây khi cần thiết để cung cấp cho các loại thảo mộc tổng cộng 12-14 giờ ánh sáng. Nếu không có đèn trồng, các loại rau thơm của bạn có thể trông hơi dài, nhưng những chiếc lá vẫn sẽ tạo thêm hương vị và màu sắc tươi sáng cho món salad hay các món ăn nấu chín.

Mẹo làm vườn: Cho các loại thảo mộc trong chậu và xoay một phần tư theo chiều kim đồng hồ mỗi tuần một lần, để giúp tất cả các mặt của cây tiếp xúc đều với ánh sáng mặt trời. Điều này sẽ khuyến khích cây tăng trưởng được đồng đều hơn.

Tưới nước

Nước vừa là bạn nhưng cũng vừa là kẻ thù của các loài thảo mộc. Cây rõ ràng cần nước để phát triển, nhưng quá nhiều nước sẽ làm thối rễ cây. Để xác định thời điểm tưới các loại thảo mộc trong chậu tại nhà, hãy thử ấn một ngón tay vào đất cao đến đốt ngón tay. Nếu cảm thấy đất khô, đã đến lúc tưới nước. Nếu cảm thấy đất ẩm ướt, hãy ngưng tưới một ngày hoặc lâu hơn và kiểm tra lại.

Độ ẩm

Bệ cửa sổ phía trên bồn rửa trong nhà bếp thường sẽ cung cấp thêm một chút độ ẩm, điều này có thể đặc biệt hữu ích vào mùa đông khi không khí trong nhà được sưởi ấm sẽ trở nên rất khô. Bạn cũng có thể tăng cường độ ẩm bằng cách đặt chậu lên khay không thấm nước, đầy sỏi và để chậu thoát nước vào khay khi bạn tưới cây. Nước bốc hơi từ khay sẽ làm tăng độ ẩm ngay xung quanh cây. Một giải pháp thay thế khác là bạn có thể sử dụng máy tạo độ ẩm đặt gần các chậu cây.

Nhiệt độ

Các loại thảo mộc thích nhiệt độ khoảng 18 đến 24°C. Để giữ cho một khu vườn thảo mộc trong nhà phát triển mạnh trong mùa đông lạnh giá, hãy chắc chắn rằng lá của cây thảo mộc của chúng không chạm vào cửa sổ. Hầu hết các loại thảo mộc không ảnh hưởng dù nhiệt độ trong nhà có thể giảm xuống vào ban đêm, nhưng húng quế đặc biệt nhạy cảm với nhiệt độ lạnh. Nếu bạn trồng húng quế, hãy đặt chúng ở nơi có nhiệt độ khoảng 21°C.

Phân bón

Bởi vì các loại thảo mộc trong nhà không thể lấy chất dinh dưỡng từ đất vườn và nước mưa, nên chúng cần một chút sự tăng trưởng từ phân bón. Bạn chỉ nên bón thức ăn thực vật ở mức một nửa tỷ lệ được khuyến nghị mỗi tuần khi các loại thảo mộc đang trong quá trình phát triển tích cực. Tốt hơn hết là bạn nên cung cấp cho cây lượng phân bón vừa đủ, hoặc ít.

Các loại hộp đựng tốt nhất cho thảo mộc trồng trong nhà

Bạn có thể thỏa sức sáng tạo và trồng các loại thảo mộc trong bất kỳ thùng chứa nào bạn thích. Tuy nhiên, đồ đựng bằng nhựa và gốm sẽ giữ được độ ẩm cao hơn đồ gốm bằng đất nung, vì chúng xốp và thoáng khí. Các loại thảo mộc thường tốt hơn khi trồng trong chậu đất sét. Và hãy luôn đảm bảo thùng chứa thảo mộc của bạn có lỗ thoát nước. Nếu bạn có một cái đĩa bên dưới, hãy đổ bớt nước đọng lại ở đó để tránh cho đất bị úng.

Bài viết liên quan
Ý tưởng phòng bếp với tông màu xám

Ý tưởng phòng bếp với tông màu xám

Cây cảnh hợp mệnh Hỏa thường được đặt trong nhà để hút tài lộc

Cây cảnh hợp mệnh Hỏa thường được đặt trong nhà để hút tài lộc

Giải pháp tích hợp công năng lưu trữ thông minh cho nhà bếp

Giải pháp tích hợp công năng lưu trữ thông minh cho nhà bếp

11 loại cây phong thủy tốt cho người mệnh Thổ

11 loại cây phong thủy tốt cho người mệnh Thổ

Những căn bếp màu đen cá tính và ấn tượng

Những căn bếp màu đen cá tính và ấn tượng

Những xu hướng thiết kế giúp gia tăng giá trị cho ngôi nhà

Những xu hướng thiết kế giúp gia tăng giá trị cho ngôi nhà